Quy trình sản xuất nước trái cây cô đặc thường trải qua 8 bước và được kiểm duyệt bởi tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhằm mang lại sản phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng. Đây là sản phẩm được nhiều doanh nghiệp lựa chọn kinh doanh. Bởi người tiêu dùng hiện nay ngày càng quan tâm tới giá trị dinh dưỡng của đồ uống đóng chai. Họ không chỉ cần các loại nước giải khát mà còn cần sản phẩm cung cấp vitamin, khoáng chất bổ dưỡng cho cơ thể. Và trái cây luôn là lựa chọn ưu tiên hơn cả.

Với quy trình chỉn chu thế này, thì công nghệ cô đặc đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nước trái cây với kết cấu như vậy. Cùng tìm hiểu thêm về công nghệ này cũng như các phương pháp ứng dụng.

Bài liên quan:

nuoc-trai-cay-co-dac-duoc-yeu-thich-vi-huong-vi-chat-luong-dinh-duong-va-muc-do-tiet-kiem-win-rd

Nước trái cây cô đặc được yêu thích vì hương vị, chất lượng dinh dưỡng và mức độ tiết kiệm

1. Nước trái cây cô đặc là gì?

Theo nghiên cứu nước ép, cô đặc là quá trình làm bay hơi dung môi trong dung dịch chứa chất tan không bay hơi, nhằm mục đích tách chất rắn hòa tan cần thiết với dung dịch sẵn có trong thành phẩm. Khi bay hơi, thành phẩm nước trái cây thu được sẽ có kết cấu đặc hơn, có thể ở dạng siro và loại bỏ tối đa phần chất lỏng. Đây chính là nước trái cây cô đặc mà ta thường thấy ở trên các kệ bán hàng.

Nước trái cây cô đặc thường có màu sắc hấp dẫn và hương vị đậm đà, tương tự giữa đồ uống pha loãng và đồ uống nguyên chất. Thành phần dinh dưỡng vượt trội và vị ngọt tự nhiên cũng là điểm cộng của dòng sản phẩm này.

2. Các phương pháp cô đặc nước trái cây

2.1 Cô đặc dưới áp suất khí quyển

Quy trình sản xuất nước trái cây cô đặc qua công nghệ áp suất khí quyển mang nhiều lợi thế và được nhiều doanh nghiệp ứng dụng. Cụ thể hơn, đây là phương pháp làm bay hơi nước khi gia nhiệt, được thực hiện trong điều kiện áp suất khí quyển nên có tốc độ hoàn thiện nhanh. 

Tuy nhiên, do tác động của nhiệt độ lên tới 100 độ C mà nước hoa quả có thể chuyển sang màu sậm, tạo ra cảm quan kém hấp dẫn và giảm nồng độ vitamin, dưỡng chất trong dung dịch. Thế nên, khi tiến hành cô đặc, doanh nghiệp cần chú ý đến nhiệt độ sôi của sản phẩm.

nhiet-do-anh-huong-lon-den-cong-nghe-co-dac-win-rd

Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến công nghệ cô đặc

2.2 Cô đặc chân không

Khắc phục hoàn toàn nhược điểm của phương pháp sử dụng áp suất khí quyển, cô đặc chân không giúp giảm nhiệt độ sôi mà vẫn đảm bảo tốc độ hoàn thiện ở mức tối ưu.

Nhờ đặc điểm này mà thực phẩm, hoa quả không bị phân huỷ dưỡng chất, thay đổi mùi vị do tiếp xúc nhiệt độ quá cao. Tuy nhiên, nguyên liệu thường được đun ở mức nhiệt 80 – 95oC trước khi bước vào quy trình cô đặc để vô hoạt enzyme, tăng chất lượng thành phẩm.

2.3 Cô đặc bằng lạnh đông

Nhiều doanh nghiệp ứng dụng quy trình sản xuất nước trái cây cô đặc dựa trên kỹ thuật lạnh đông nhằm biến dung dịch quả thành 2 phần là tinh thể rắn (đá đông lại từ dung môi) và dịch cô đặc (Chứa hàm lượng chất tan cao). Từ đó dễ dàng phân tách hai thành phần này riêng rẽ, sử dụng vào các mục đích khác nhau.

Ưu điểm của phương pháp này là cho ra thành phẩm có màu trong, đẹp mắt, giữ tỷ lệ dưỡng chất, vitamin cao, hương vị nước trái cây cô đặc đậm đà, hấp dẫn do không chịu ảnh hưởng của nhiệt độ.

Tuy nhiên vì kỹ thuật lạnh đông cần sự hỗ trợ của trang thiết bị phức tạp, chi phí vận hành lớn nên tính ứng dụng trong thực tiễn kinh doanh không cao.

2.4 Cô đặc bằng thẩm thấu ngược

Qua quy trình sản xuất nước ép trái cây đóng hộp, công nghệ thẩm thấu ngược được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao nhờ ưu điểm cho ra mẫu nước cô đặc chứa hàm lượng vitamin, dưỡng chất cao, ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. 

Tuy nhiên công nghệ này có nhược điểm không thể tối ưu nồng độ cô đặc lên mức cao nhất, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất đa dạng mẫu sản phẩm phục vụ thị trường.

phuong-phap-tham-thau-nguoc-giup-giu-ty-le-vitamin-cao-win-rd

Phương pháp thẩm thấu ngược giúp giữ tỷ lệ vitamin cao
(Nguồn: foodnk)

3. Chọn Win R&D để nghiên cứu và nhận dây chuyền công nghệ đạt chuẩn

Quy trình sản xuất nước trái cây cô đặc được nghiên cứu và chuẩn hoá bởi Win R&D hứa hẹn sẽ là nền tảng tạo ra những sản phẩm hoàn hảo, đáp ứng mọi nhu cầu thị trường. Win R&D là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực R&D thực phẩm, hỗ trợ nhiều thương hiệu chiếm đóng thị phần trong và ngoài nước. 

Nhờ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, quy trình nghiên cứu bài bản, thành phẩm được tạo nên sẽ mang màu sắc cá tính riêng, thu hút ngay từ khi ra mắt, chinh phục mọi đối tượng khách hàng không chỉ bởi giá trị dinh dưỡng mà còn đột phá về hương vị, tính thẩm mỹ.

Quy trình chế biến nước giải khát nói chung và nước trái cây cô đặc nói riêng hiện nay luôn cần được tối ưu liên tục nhằm mang lại giá trị kinh tế lớn cho doanh nghiệp. Điểm quan trọng là nâng cao chất lượng, sáng tạo hương vị sản phẩm, giảm chi phí vận hành, từ đó tăng biên lợi nhuận, giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy mô.

win-rd-mang-den-day-chuyen-san-xuat-chuan-iso-va-ti-mi-trong-tung-khau-gia-cong-win-rd

Win R&D mang đến dây chuyền sản xuất chuẩn ISO và tỉ mỉ trong từng khâu gia công

Hy vọng qua những chia sẻ trên đây bạn đã hiểu hơn về quy trình sản xuất nước trái cây cô đặc, đặc biệt là công nghệ cô đặc quan trọng. Liên hệ với Win R&D để được chuyển giao dây chuyền sản xuất sản phẩm “làm mưa làm gió” trên thị trường cạnh tranh.

-----------

CÔNG TY CỔ PHẦN NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT WIN R&D

WIN R&D là đơn vị cung cấp các sản phẩm dịch vụ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất gia công chất lượng cho doanh nghiệp.

Thương hiệu sở hữu đội ngũ nghiên cứu và quản lý sản xuất tài năng với gần 20 năm kinh nghiệm trong các nhà máy thực phẩm, thức uống tại thị trường Việt Nam, xuất khẩu.

Chọn Win R&D - Chọn để thắng

Website: https://win-rd.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/winrdvn

Địa chỉ email: admin@win-rd.com

Điện thoại liên lạc: 0906 788 168

HQ: L17-11, Tầng 17, Toà nhà Vincom Center Số 172 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

WIN R&D CENTER: 36/8A Nguyễn An Ninh, KP Nhị Đồng 2, Thành Phố Dĩ An, Bình Dương, Việt Nam.