Sữa dừa chính là một trong những loại nước giải khát không thể thiếu trong những ngày hè nắng nóng. Với nhiều thành phần dinh dưỡng và các chất điện giải, đây là một loại sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng hiện nay để nâng cao sức khỏe.

Để chuyển giao công thức sữa dừa và tạo ra những dòng sản phẩm mới riêng cho doanh nghiệp bạn, theo chân Win R&D để khám phá tất tần tật về quy trình sản xuất sữa dừa chuẩn hóa, cũng như cách áp dụng hương liệu vào sản phẩm qua bài viết dưới đây!

Bài viết liên quan: 

quy-trinh-cong-nghe-san-xuat-sua-dua-dong-chai-win-rd

Quy trình công nghệ sản xuất sữa dừa đóng chai

1. Những dự đoán về thị trường sữa dừa đến năm 2031

1.1. Quy mô thị trường sữa dừa trong tương lai

Theo nghiên cứu từ Future Market Insights (FMI) cho thấy, thị trường sữa dừa đã đạt mức định giá 285,6 triệu đô la Mỹ vào năm 2021. Con số này dự kiến sẽ gia tăng gấp 3 cho đến năm 2031, vì sự bùng nổ của các dòng sữa dừa hiện nay.

Có thể thấy được rằng, việc mở rộng thị trường sữa dừa sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng lên con số rất cao. Cụ thể ở Anh đã chạm mức 7% vào năm 2021. Ngoài ra, việc người tiêu dùng tập trung vào vấn đề cải thiện sức khỏe sẽ dự đoán doanh số bán hàng ở mức 7,6% trong giai đoạn 2021-2031.

1.2. Nguyên nhân vì sao thúc đẩy thị trường

Do mức sống hiện đại kéo theo thu nhập khả dụng của người dân tăng cao, từ đó, thay đổi lối sống tiêu dùng. Việc theo đuổi lối sống thuần chay đã thúc đẩy doanh thu một cách nhanh chóng, khi sự ưa chuộng các loại thực phẩm đồ uống có nguồn gốc từ thực vật tăng cao. Không những thế, đây còn chính là động lực to lớn để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm sữa dừa.

2. Quy trình sản xuất sữa dừa tại Win R&D

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Đầu tiên, chuẩn bị nguyên liệu chính là bước không thể thiếu trong bất kỳ quy trình chuyển giao công thức sữa dừa nào. Đối với các loại sản phẩm sữa dừa, cần chuẩn bị các nguyên liệu như:

  • Quả dừa
  • Nước
  • Đường saccharose
  • Syrup đường nghịch đảo
  • Bột hương dừa
  • Các chất phụ gia cần thiết

dua-tuoi-ngon-la-linh-hon-cua-cong-doan-san-xuat-win-rd

Dừa tươi ngon là linh hồn của công đoạn sản xuất

2.2. Tách xơ và gáo dừa

Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu, các nhân viên sản xuất tiến hành sơ chế trái dừa sau khi thu mua về. Tiếp đó, ta cần phải tách giữa xơ và gáo dừa. Nhờ đó, ta có thể thu được cơm dừa trong quy trình sản xuất sữa dừa. Khi đã hoàn thiện, ta chuyển qua bước chần sơ.

2.3. Chần sơ

Nhờ vào thiết bị chần bằng nước nóng, cơm dừa sau khi được tách sẽ đem đi chần trong nhiệt độ lên đến 1000oC trong thời gian 1,5 phút. Bên cạnh đó, để hạn chế sự chuyển hóa sang màu nâu, cần pha thêm dung dịch natri metabisulphite vào nước chần với hàm lượng 0.005%.

2.4. Gọt vỏ nâu

Phần vỏ nâu từ cơm dừa sẽ được gọt bỏ để ngăn chặn việc sản phẩm trở nên sẫm màu do quá trình oxi hóa. Sau khi tách phần vỏ nâu, cần được đem đến khâu rửa ngay lập tức để tránh những tác nhân xấu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sau này.

got-bo-phan-vo-nau-se-giup-loai-bo-vi-chat-noi-com-dua-win-rd

Gọt bỏ phần vỏ nâu sẽ giúp loại bỏ vị chát nơi cốm dừa.

2.5. Rửa sạch

Theo quy trình chuyển giao công thức nước dừa, thiết bị ngâm rửa xối tưới ở dạng băng tải sẽ giúp cơm dừa chuyển động trên băng tải. Sau đó, dưới áp lực của nước từ 2 – 3 at phun từ trên xuống, chất bẩn sẽ được đánh bay và trôi theo dòng nước. Ngoài ra, cơm dừa cần được xếp dàn trải thành lớp mỏng, để bề mặt có thể hoàn toàn tiếp xúc với tia nước.

2.6. Nghiền

Đến với công đoạn này, ta cần dùng thiết bị nghiền hai trục. Sau đó, cơm dừa sẽ được đưa vào khe giữa của hai trục chuyển động từ phía trên. Dưới tác động của lực ép và lực nén, cơm dừa sẽ bị vỡ ra và được nghiền nát với kích thước sợi cơm dài từ 3-4 mm, rộng 1-2mm.

2.7. Ép

Nhằm để thu được chất béo từ cơm dừa trong quá trình gia công sữa dừa, ta cần phải dùng thiết bị ép khung bản. Nguyên liệu sẽ được đặt ở giữa bản cứng. Trên các bản sẽ có những đường rãnh, nhằm giúp việc chất lỏng được thoát ra dễ dàng hơn. Sau quy trình này, ta thu được hai loại sản phẩm là cơm dừa khô và sữa dừa.

2.8. Lọc

Nguyên liệu thu được sau khi ép sẽ được chuyển qua thiết bị lọc khung bản để loai bỏ sạch cặn và tạp chất trước khi đưa vào phối trộn. Các cặn từ cơm dừa sẽ được giữ nguyên trong khung, và theo dịch rãnh trên của bản đưa ra bên ngoài. Từ đó, giúp cải thiện giá trị cảm quan cho sản phẩm.

2.9. Phối trộn

Phối trộn là một công đoạn quan trọng trong việc chuyển giao công thức sữa dừa. Qúa trình này giúp các khối nguyên liệu được đồng nhất. Từ đó, tạo nên được hương vị thơm ngon và đặc trưng cho từng sản phẩm, khi đã phối trộn hài hòa các nguyên liệu và các chất phụ gia với nhau.

2.10. Đồng hóa

Nhờ vào thiết bị đồng hóa áp suất cao, sữa dừa sẽ được đồng hóa với áp suất cấp 1 là 300 bar. Nhờ đó, cơ thể có thể hấp thụ sữa dừa dễ dàng hơn, khi các thành phần đã được đồng nhất. Không những thế, quy trình này còn giúp tăng sự ổn định khi bảo quản sản phẩm, tránh hiện tượng tách lớp.

2.11. Rót lon

Đối với các loại sản phẩm sữa dừa sẽ được chiết rót trên dây chuyền rót tự động hóa. Các sản phẩm sau khi hoàn thiện sẽ được phân vào lon. Qua đó, tạo điều kiện để quá trình vận chuyển cũng như phân phối sản phẩm được diễn ra thuận lợi, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn vào sản phẩm.

2.12. Đóng lon

Nhà sản xuất và các đơn vị gia công sữa thực vật uy tín cũng cần phải chọn lựa những dòng lon có chất lượng tốt, và phù hợp với quy trình chiết rót. Ngoài ra, cần được bài khí nhờ phương pháp hút chân không để tránh gây nên hiện tượng phồng hộp và xì mí.

lua-chon-chat-lieu-lon-cung-la-mot-phan-khong-the-thieu-trong-quy-trinh-dong-lon-win-rd

Lựa chọn chất liệu lon cũng là một phần không thể thiếu trong quy trình đóng lon

2.13. Tiệt trùng

Cuối cùng, sữa dừa sẽ được đưa vào thiết bị tiệt trùng autoclave hiện đại. Qúa trình này sẽ giúp ức chế việc enzyme bị bất thuận nghịch và tiêu diệt toàn bộ hệ vi sinh vật ở cường độ tối đa. Thông qua đó, sản phẩm sữa dừa sẽ được bảo quản và ổn định chất lượng trong thời gian dài hơn.

Sữa dừa chính là sản phẩm được yêu thích hàng đầu trên thị trường F&B hiện nay. Tuy nhiên, để sản phẩm không bị hòa lẫn trong thị trường cạnh tranh, có rất nhiều yếu tố cần được đảm bảo. Quan trọng nhất là quá trình nghiên cứu công thức, R&D sản phẩm, thử nghiệm và gia công để hoàn thiện sản phẩm độc đáo. Điều đó cần một đơn vị chuyển giao công thức sữa dừa uy tín, chất lượng, có tâm và có tầm trên thị trường hiện nay. Liên hệ với Win R&D nếu bạn đang tìm một cộng sự như vậy.

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Win R&D.

-----------

CÔNG TY CỔ PHẦN NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT WIN R&D

WIN R&D là đơn vị cung cấp các sản phẩm dịch vụ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất gia công chất lượng cho doanh nghiệp.

Thương hiệu sở hữu đội ngũ nghiên cứu và quản lý sản xuất tài năng với gần 20 năm kinh nghiệm trong các nhà máy thực phẩm, thức uống tại thị trường Việt Nam, xuất khẩu.

Chọn Win R&D - Chọn để thắng

Website: https://win-rd.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/winrdvn

Địa chỉ email: admin@win-rd.com

Điện thoại liên lạc: 0906 788 168

HQ: L17-11, Tầng 17, Toà nhà Vincom Center Số 172 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

WIN R&D CENTER: 36/8A Nguyễn An Ninh, KP Nhị Đồng 2, Thành Phố Dĩ An, Bình Dương, Việt Nam.