Cùng với đại dịch, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đang trở thành một vấn đề toàn cầu gây nhức nhối. Người tiêu dùng cũng dần quan tâm hơn đến các vấn đề này, và dành nhiều sự ưu tiên hơn cho những nhãn hàng thể hiện được trách nhiệm đối với cộng đồng, hay nói đúng hơn là những nhãn hàng có được “clean label” (nhãn sạch).

Do đó, để tăng tính cạnh tranh trên thị trường, một số doanh nghiệp sản xuất đồ uống đang có ý định chuyển sang đóng lon sản phẩm – thay vì đóng chai nhựa.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi này đòi hỏi doanh nghiệp phải cân nhắc rất nhiều điều kiện liên quan, chẳng hạn như chi phí nghiên cứu và phát triển R&D, điều kiện vận chuyển, thách thức về tìm kiếm nguyên liệu và các nghiên cứu về độ tương thích giữa sản phẩm đồ uống và vật liệu kim loại,…

Bài viết liên quan:

chi-phi-nghien-cuu-va-phat-trien-r&d-win-r&d-1

Chi phí nghiên cứu và phát triển R&D  là một trong những nhân tố quan trọng mà doanh nghiệp cần xem xét khi muốn chuyển hẳn sang đồ uống đóng lon

1. Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi chuyển sang đóng lon đồ uống?

Không chỉ chi phí nghiên cứu và phát triển R&D, doanh nghiệp sản xuất phải cân nhắc nhiều yếu tố khác khi muốn chuyển hẳn sang đóng lon đồ uống, bao gồm:

  • Điều kiện vận chuyển: đầu tiên, doanh nghiệp cần giải quyết được câu hỏi “Sản phẩm có thể chịu được các yếu tố biến đổi về nhiệt độ trong suốt quá trình vận chuyển không? Liệu nhiệt độ quá cao có thể khiến lon đồ uống bị giãn nở, hoặc hình thành sự ngưng tụ và dẫn đến ăn mòn kim loại không?”
  • Thách thức khi xuất – nhập khẩu hàng: trong suốt quá trình xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, mà cụ thể là nước uống đóng lon, liệu rằng việc di chuyển có khiến hàm lượng kim loại nặng (không tốt cho sức khỏe) vượt quá giới hạn của tiêu chuẩn an toàn không?
  • Kiểm nghiệm thử nghiệm người tiêu dùng: doanh nghiệp cần thực hiện các khảo sát về vấn để hương vị sản phẩm khi phải trải qua quá nhiều khâu vận chuyển. Liệu rằng việc sử dụng vật liệu kim loại khi đóng gói có ảnh hưởng đến hương vị và chất lượng sản phẩm không?
  • Thời hạn sử dụng sản phẩm: Khi chuyển qua đóng gói bằng lon kim loại, sản phẩm có thay đổi hạn sử dụng so với đóng chai nhựa hoặc nilon không? Hạn sử dụng sẽ kéo dài ra hay ngắn đi? Cần bảo quản như thế nào để đạt được thời hạn sử dụng lâu nhất? 
  • Lỗi đóng gói: Trước khi đưa vào đóng gói hàng loạt, doanh nghiệp nên thử nghiệm trước các khả năng đóng gói và thông qua đó tìm ra phương pháp đóng gói tối ưu nhất, giúp ngăn ngừa các lỗi đóng gói nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

chi-phi-nghien-cuu-va-phat-trien-r&d-win-r&d-2

Trước khi đưa vào đóng lon đồ uống hàng loạt, doanh nghiệp cần thực hiện các nghiên cứu để đảm bảo mức độ tương thích giữa sản phẩm và kim loại 

Như vậy, mặc dù bao bì kim loại được xem là thân thiện và bền vững hơn với môi trường, các nhà sản xuất nước giải khát đóng chai vẫn hoàn toàn có thể gặp phải các vấn đề nhất định nếu muốn chuyển hẳn sang phương thức đóng gói này.

Đó cũng là một trong những nguyên nhân doanh nghiệp cần đảm bảo sản phẩm được nghiên cứu và kiểm tra nghiêm ngặt bởi chuyên gia trước khi đưa vào áp dụng phương thức đóng gói mới. Chỉ có như vậy, doanh nghiệp mới tránh được các gánh nặng tài chính gây ra do các lỗi phát sinh không đáng có.

2. Case study: tác động của việc đóng lon nước cam ép

Như đã đề cập ở trên, việc chuyển sang đóng lon sản phẩm sẽ tạo ra một số rắc rối không đáng có nếu doanh nghiệp không kiểm tra kỹ các điều kiện cần thiết. Và cách tốt nhất để tìm hiểu những vấn đề này chính là một ví dụ điển hình để kiểm tra tính tương thích.

chi-phi-nghien-cuu-va-phat-trien-r&d-win-r&d-3

Tìm hiểu case study về đóng lon nước cam ép từ Campdenbri

Dưới đây, Win R&D sẽ dẫn ra một case study được dẫn chứng bởi Campdenbri – về một nhà sản xuất nước giải khát từ trái cây muốn chuyển sang sử dụng lon nhôm để đóng gói nước cam ép.

2.1 Các nghiên cứu được tiến hành

Trước khi tiến hành đóng gói hàng loạt, doanh nghiệp đó cũng tiến hành hợp tác với một doanh nghiệp chuyên nghiên cứu về ngành F&B để tiến hành một loạt các nghiên cứu về tính tương thích của sản phẩm đối với lon nhôm.

Đầu tiên, các nhà nghiên cứu bắt đầu đánh giá độ ăn mòn của nước cam ép đối với lon nhôm bằng mắt thường và xác định được những chỗ bị lỗi. 

Sau đó, một phân tích hóa học về tác động giữa lon nhôm và các chất có trong nước cam cũng đã được tiến hành. Tổng thời gian để thực hiện nghiên cứu này là 12 tháng, bằng với thời hạn sử dụng thông thường của một sản phẩm nước giải khát từ trái cây.

chi-phi-nghien-cuu-va-phat-trien-r&d-win-r&d-4

Nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện bảo quản thông thường của các loại nước giải khát trái cây

Cuối cùng, thông qua việc sử dụng hệ thống phân loại chất lượng, các nhà nghiên cứu tiến hành thực hiện thử nghiệm các đặc tính cảm quan (hương vị, mùi vị,…) của sản phẩm trong suốt quá trình bảo quản. Thí nghiệm này được thực hiện bằng cách 

2.2 Kết quả nghiên cứu

Đầu tiên, nghiên cứu tiết lộ rằng việc bảo quản sản phẩm ở các khu vực có điều kiện khí hậu khác nhau sẽ được thực hiện khác nhau. Cụ thể, việc bảo quản nước trái cây trong lon nhôm ở các nước nhiệt đới sẽ dễ bị hỏng hơn so với khi bảo quản ở các nước ôn đới. Do đó, nhà sản xuất nên cân nhắc thời hạn sử dụng khác nhau khi phân phối sản phẩm đến các khu vực khác nhau.

Cụ thể, ảnh hưởng của nhiệt độ đối với việc bảo quản sản phẩm thức uống đóng lon nhôm sẽ diễn ra như sau:

  • Sản phẩm được bảo quản ở nhiệt độ 40°C sẽ bị biến đổi cả về màu sắc lẫn mùi vị.
  • Trong khi đó, sản phẩm được bảo quản ở nhiệt độ 23°C sẽ tạo ra sự thay đổi không mấy đáng kể.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, không có bất kỳ nguy cơ nào xảy ra khi sử dụng lon nhôm để đóng gói nước cam.

chi-phi-nghien-cuu-va-phat-trien-r&d-win-r&d-5

Bên cạnh các nghiên cứu về tính tương thích của đồ uống với bao bì, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến các thử nghiệm cần thiết về quá trình đóng lon sản phẩm

Trên đây là ví dụ về việc tiến hành nghiên cứu trước khi chuyển qua đóng gói nước ép trái cây hoàn toàn bằng lon nhôm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện thêm một số thử nghiệm khác về bao bì để tối ưu hóa quy trình sản xuất nước ép trái cây đóng hộp của mình.

Các thử nghiệm về bao bì cần tiến hành có thể bao gồm:

  • Phân tích mức độ ăn mòn của vật liệu kim loại được sử dụng để đóng gói: nhôm, sắt,…
  • Phân tích về độ dễ mở và chắc chắn của bao bì: các đường nối giữa thân và đáy lon được cố định chắc chắn đến mức nào? Lon nhôm được đóng gói có chắc chắn không? Thiết kế như thế nào để vừa chắc chắn vừa dễ mở?…

Hi vọng rằng thông qua bài viết trên đây, quý doanh nghiệp đã có được cái nhìn toàn cảnh hơn về việc chuyển đổi loại bao bì đóng gói từ nhựa sang kim loại. Để “dán” được clean label lên các sản phẩm của thương hiệu, doanh nghiệp bắt buộc phải bỏ ra nhiều chi phí nghiên cứu và phát triển R&D

Với kinh nghiệm đội ngũ chuyên gia hàng đầu sở hữu kinh nghiệm lâu năm trong mảng nghiên cứu F&B, Win R&D chính là đơn vị uy tín hàng đầu tại Việt Nam xứng đáng để quý doanh nghiệp gửi gắm niềm tin. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được báo giá ưu đãi nhất!

-----------

CÔNG TY CỔ PHẦN NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT WIN R&D

WIN R&D là đơn vị cung cấp các sản phẩm dịch vụ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất gia công chất lượng cho doanh nghiệp.

Thương hiệu sở hữu đội ngũ nghiên cứu và quản lý sản xuất tài năng với gần 20 năm kinh nghiệm trong các nhà máy thực phẩm, thức uống tại thị trường Việt Nam, xuất khẩu.

Chọn Win R&D - Chọn để thắng

Website: https://win-rd.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/winrdvn

Địa chỉ email: admin@win-rd.com

Điện thoại liên lạc: 0906 788 168

HQ: L17-11, Tầng 17, Toà nhà Vincom Center Số 172 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

WIN R&D CENTER: 36/8A Nguyễn An Ninh, KP Nhị Đồng 2, Thành Phố Dĩ An, Bình Dương, Việt Nam.