Thức uống có gas hay còn gọi là soft drink luôn nằm trong top những sản phẩm được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn. Tại Việt Nam, doanh thu từ mảng thức uống có gas này chạm 7,76 tỷ đô la Mỹ vào năm 2022. Thị trường dự kiến tăng trưởng CAGR là 7,17% trong năm 2022-2026. Nếu doanh nghiệp đang muốn mở rộng ngách hàng hay mới bước vào thị trường, tìm hiểu về quy trình sản xuất nước giải khát có gas là điều kiện cần.
Đây là dòng thức uống chứa carbon dioxide (CO2) được hòa tan trong nước cùng các loại chất điều vị, chất tạo ngọt, hương liệu tự nhiên. Một số loại thức uống có gas chứa cồn nhưng chỉ được chiếm nhỏ hơn 0,5% thể tích. Cùng Win R&D khám phá các công đoạn để cho ra đời sản phẩm này.
Bài liên quan:
Quy trình để sản xuất nước giải khát có gas cần có CO2 là nguyên liệu cốt lõi
1. Đồng nhất nước tinh khiết
Đầu tiên, bạn cần có các thành phần như: nước, chất tạo ngọt, khí cacbonic, axit, thành phần tạo hương và màu, chất nhũ hóa, ổn định, tạo vón cục. Cuối cùng là chất tạo bọt.
Nguồn nước sử dụng phải dược đi qua hệ thống lọc RO để loại bỏ tia cực tím, vi khuẩn, tạp chất một cách triệt để nhất. Không những thế, quá trình xử lý tinh hay tia cực tím còn giúp nước đạt độ chuẩn cao, đảm bảo quá trình pha chế và bảo quản sau này không bị ảnh hưởng. Song song đó là chuẩn bị chiết xuất siro đi qua chế độ trao đổi nhiệt tấm để giảm tuyệt đối vi sinh vật.
2. Gia nghiệt nguyên liệu
Đây là một trong những bước quan trọng nhất trong quy trình sản xuất nước giải khát có gas. Ở bước này, đường sẽ được đưa vào bồn nước và nấu ở mức nhiệt khoảng 90 độ C trong vòng trên dưới 2 h đồng hồ cho tới khi xuất hiện bong bóng đồng nhất thì chuyển sang công đoạn tiếp theo.
Để đường được nấu đều, nhà máy cần sử dụng bồn nấu có tay khuấy ở tốc độ 120 vòng/phút. Như vậy saccharose sẽ chuyển hoá thành đường khử mang độ ngọt dịu hơn, có tính ổn định tốt hơn, nhằm phục vụ quá trình phối trộn hương liệu dễ dàng.
Đường cũng là nguyên liệu quan trọng tạo nên nước giải khát
3. Phối chế hương liệu
Theo nghiên cứu và phát triển nước giải khát có gas, sau khi hỗn hợp đường đã đạt chuẩn ở mức 90 độ C, màu, hương liệu, acid điều vị sẽ được cho vào nồi và tiếp tục khuấy ở tốc độ 120 vòng/phút. Để có hương vị đặc trưng và sẵn sàng chuyển sang bước tiếp theo, dung dịch cần có nhiệt độ khoảng 80 độ C sau khi đã qua quá trình cho hương liệu.
4. Lọc
Để chuẩn bị cho công đoạn nạp CO2, ở bước này cần sử dụng màng lọc trong ống tháo liệu kết hợp nồi nấu để loại bỏ hoàn toàn tạp chất xuất hiện trong quá trình chế biến. Đồng thời, điều này cũng giúp dễ dàng lấy đi các cặn, chất nhầy trong dung dịch đường và nước, đảm bảo độ tinh khiết, an toàn với nguyên liệu.
5. Bão hòa CO2
Theo nghiên cứu có được từ quá trình R&D nước giải khát có gas, với từng nhu cầu khác nhau CO2 sẽ được nạp vào hỗn hợp Syrup nhằm tăng tính năng kích thích tiêu hoá cho sản phẩm. Đồng thời, điều này giúp thức uống có sự ổn định tốt hơn, dễ dàng bảo quản, ngăn ngừa sinh sôi vi sinh vật, tăng hương vị, kích thích vị giác của người dùng.
Mặc dù CO2 không vị nhưng khi hòa tan trong nước có thể tạo ra một vị chua của acid. Đó là hương vị đặc trưng của mỗi sản phẩm có gas trên thị trường sở hữu. Nồng độ CO2 được nạp sẽ phụ thuộc vào yêu cầu về kết cấu và cảm quan của thương hiệu.
Để dung dịch hấp thụ trọn vẹn CO2, công đoạn trong quy trình sản xuất nước giải khát có gas này cần diễn ra từ từ. Vốn dĩ là do để tạo đủ thời gian và điều kiện để CO2 trao đổi với môi trường bên trong và ngoài, nhằm đảm bảo lượng CO2 hấp thụ đều trong dung dịch.
Thời gian thường kéo dài khoảng trong 2-3 giờ, đảm bảo thành phẩm đẹp mắt, đủ bọt khí, thơm ngon, thu hút người mua. Ở bước này, ta sẽ thu được dung dịch bán thành phẩm và sẵn sàng cho công đoạn chiết rót và ghép mí tiếp theo.
Co2 giúp nước giải khát thêm hấp dẫn và có hương vị thơm ngon
6. Chiết rót
Để sản phẩm có sức hút khi tung ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất nước giải khát có gas cần nghiên cứu trước thị hiếu, thói quen của đối tượng mục tiêu và lựa chọn kiểu dáng, mẫu thiết kế lon phù hợp.
Sau khi đã có thành phẩm, chỉ cần chiết dung dịch ra lon, kín hơi, bảo quản trong điều kiện môi trường chuẩn là đã sẵn sàng vận chuyển tới các đơn vị phân phối, siêu thị, cửa hàng tạp hoá.
7. Xử lý nhiệt
Nếu muốn quá trình vận chuyển dễ dàng hơn, doanh nghiệp có thể tiếp tục đưa sản phẩm qua quá trình xử lý nhiệt. Bước này giúp nâng mức nhiệt của lon từ 1-20 độ lên mức nhiệt hợp lý hơn.
Quy trình để gia công nước giải khát có gas cần được R&D kỹ lưỡng, phân tích thị trường chuẩn xác. Nếu không, sản phẩm có thể “chết yểu”, phải rút lui do tính cạnh tranh quá lớn.
Win R&D đang là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất nước giải khát. Hứa hẹn không chỉ mang lại sản phẩm hoàn hảo về hương vị, phù hợp với đối tượng khách hàng, mà còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, tối ưu lợi nhuận, mang lại lợi ích kinh tế về lâu dài.
Vẫn còn chỗ để các doanh nghiệp mới nhảy chân vào thị trường này
Qua bài viết trên đây chắc hẳn bạn đã nắm chắc quy trình sản xuất nước giải khát có gas. Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị gia công và chuyển giao công nghệ F&B, thì Win R&D chính là lựa chọn phù hợp nhất. Chúng tôi sẵn sàng tư vấn, đưa ra giải pháp tối ưu với mục tiêu cũng như năng lực của doanh nghiệp bạn. Liên hệ để nhận tư vấn ngay hôm nay.
-----------
CÔNG TY CỔ PHẦN NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT WIN R&D
WIN R&D là đơn vị cung cấp các sản phẩm dịch vụ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất gia công chất lượng cho doanh nghiệp.
Thương hiệu sở hữu đội ngũ nghiên cứu và quản lý sản xuất tài năng với gần 20 năm kinh nghiệm trong các nhà máy thực phẩm, thức uống tại thị trường Việt Nam, xuất khẩu.
Chọn WIN R&D - Chọn để thắng
Website: https://win-rd.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/winrdvn
Địa chỉ email: admin@win-rd.com
Điện thoại liên lạc: 0906 788 168
HQ: L17-11, Tầng 17, Toà nhà Vincom Center Số 172 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
WIN R&D CENTER: 36/8A Nguyễn An Ninh, KP Nhị Đồng 2, Thành Phố Dĩ An, Bình Dương, Việt Nam.