Dưới góc nhìn bao quát về thị trường đồ uống Việt Nam hiện nay, các loại đồ uống đang dần khởi động lại, sau một thời gian phục hồi kinh tế. Liệu hướng đi nào sẽ giúp doanh nghiệp đón đầu, khi quy mô thị trường liên tục được mở rộng mạnh mẽ?
Cùng với đó, để doanh nghiệp có thể khẳng định thương hiệu của mình trong ngành F&B, hãy cùng Win R&D điểm qua một số thông tin trong bài viết sau. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có cái nhìn tổng quan nhất về bức tranh theo hướng mục tiêu bền vững của thị trường này!
Bài viết liên quan:
Thị trường đồ uống hứa hẹn sẽ bùng nổ trong thời gian tới.
1. Sự thăng trầm của thị trường trong năm qua
Năm 2021, thị trường nước giải khát phải đối mặt với những thách thức lớn. Mà hầu hết là liên quan đến các hoạt động hậu cần và vận tải biển do các tỉnh phía Nam đưa ra các hạn chế về giao thông và vận tải.
Những quy định nghiêm ngặt về phòng chống đại dịch đã gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc vận chuyển sản phẩm và tổ chức hoạt động sản xuất. Được biết, tính đến nay thì chi phí vận chuyển logistic trên toàn cầu đã tăng lên mức từ 30-50%. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất diễn ra tại các doanh nghiệp vẫn được duy trì và tăng cường theo hướng tích cực.
Trong năm 2021, sản lượng bia được sản xuất trên thị trường Việt Nam đạt con số 4,05 tỷ lít và bằng 93% sản lượng của cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên mức tiêu thụ của thị trường đồ uống Việt Nam lại có chiều hướng giảm hơn so với trước đây với con số được thống kê là 20%, “thấm đòn” vì đại dịch COVID-19.
Sau đại dịch, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm an toàn và đảm bảo sức khỏe.
Cũng tại thời điểm đó, Nghị quyết số 128/NQ-CP được ban hành, nhằm loại bỏ rào cản về vận chuyển và làm thay đổi cục diện của thị trường. Nghị Quyết được ban hành đã giúp cả doanh nghiệp và người tiêu dùng thích ứng được với hoàn cảnh đại dịch, phục hồi sự phát triển và tăng trưởng của nhiều lĩnh vực trên thị trường.
Hiện nay, giá bia đã tăng 15-30% vì đứt gãy chuỗi cung ứng do xung đột của Nga và Ukraine. Bên cạnh đó, với tình hình đánh thuế mới nhất dự kiến tăng mạnh % cũng khiến ngành bia điêu đứng. Điều này làm khó cho doanh nghiệp trong việc giữ vững giá thị trường hiện nay.
2. Phương cách vượt qua sự khó khăn
Trải qua những thách thức và khó khăn đó, doanh nghiệp, công ty và cả những đơn vị nhận gia công đồ uống đã nỗ lực tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của chính phủ đã đề ra. Sau khi cải thiện và thu hẹp hoạt động sản xuất nhận thấy, sản lượng sản xuất trong quý IV năm 2021 có sự cải thiện nhất định sau khi Nghị quyết 128 được ban hành.
Các chỉ số sản xuất đồ uống trên thị trường đạt 98,4% trong quý IV và 73,9% so với quý III. Với những nỗ lực đó, chính phủ đã tiếp tục duy trì các biện pháp cứu trợ như miễn, giảm, gia hạn nộp thuế và nộp ngân sách. Bên cạnh là các biện pháp khác bao gồm tái cơ cấu các khoản nợ và hạ lãi suất cũng như giới thiệu ngân sách phúc lợi cho người lao động thất nghiệp trong lĩnh vực đồ uống.
Thị trường đồ uống Việt Nam đã có những bước chuyển biến mới.
3. Lĩnh vực trọng tâm được thúc đẩy trong năm 2022 là gì?
Trong thời gian sắp tới, thị trường sẽ đối mặt với cả cơ hội lẫn thách thức. Chính phủ sẽ nỗ lực tham gia vào việc hoạch định các chính sách mới, nhằm tháo gỡ những vướng mắc cho doanh nghiệp. Theo nghiên cứu cho thấy, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt dự kiến sẽ được bổ sung vào chương trình xây dựng các điều luật mới trong giai đoạn 2023-2025.
Hơn thế nữa, các chính sách này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến thị trường đồ uống Việt Nam. Theo đó, về các lĩnh vực như thương mại điện tử, bảo vệ môi trường, dán nhãn, quảng cáo và định giá hải quan sẽ được soạn thảo lại về các quy chuẩn kỹ thuật.
Một trọng tâm khác cần được đề cập tới chính là việc xây dựng đề án để nâng cao hình ảnh cho ngành đồ uống Việt Nam theo hướng phát triển bền vững. Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ sẽ đẩy mạnh các hoạt động liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Ngành đồ uống đang được quan tâm hết mực tại thị trường Việt Nam
Theo nhận định, tình hình tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam rất khả quan. Mức độ lạm phát vẫn có thể kiểm soát và nền kinh tế vĩ mô tương đối ổn định. Với đặc điểm dân số trẻ, đây sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp tập trung vào chuyển giao công nghệ sản xuất đồ uống.
Chính vì lý do này, thị trường đồ uống Việt Nam đã đặt mục tiêu gia tăng tốc độ tăng trưởng lên đến 6-6,5% vào năm 2022. Bên cạnh đó, việc tập trung vào việc sản xuất 4,5 tỷ lít bia trong năm nay – tăng 12% so với năm 2021 và bằng 88,56% sản lượng năm 2019.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị cho những thay đổi trên thị trường về hệ thống logistics, thuế,… để tránh tăng phi mã giá dễ kéo đến tình trạng giảm doanh thu. Đặc biệt, việc kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào giá cả ổn định và sở hữu đối tác sản xuất uy tín, không nói thách là điều cần thiết.
Doanh nghiệp không thể đứng yên vì thị trường biến động không ngừng và có những rủi ro không thể tránh
Thông qua bài viết trên, ắt hẳn doanh nghiệp của bạn đã nắm trong tay những cơ hội tuyệt vời, để phát triển sản phẩm trên thị trường đồ uống Việt Nam. Hứa hẹn khi gia công và chuyển giao công thức, đồng hành cùng Win R&D, doanh nghiệp của bạn sẽ bùng nổ trong thời gian tới!
Nguồn: Vietnam Investment Review
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Win R&D.
-----------
CÔNG TY CỔ PHẦN NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT WIN R&D
WIN R&D là đơn vị cung cấp các sản phẩm dịch vụ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất gia công chất lượng cho doanh nghiệp.
Thương hiệu sở hữu đội ngũ nghiên cứu và quản lý sản xuất tài năng với gần 20 năm kinh nghiệm trong các nhà máy thực phẩm, thức uống tại thị trường Việt Nam, xuất khẩu.
Chọn WIN R&D - Chọn để thắng
Website: https://win-rd.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/winrdvn
Địa chỉ email: admin@win-rd.com
Điện thoại liên lạc: 0906 788 168
HQ: L17-11, Tầng 17, Toà nhà Vincom Center Số 172 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
WIN R&D CENTER: 36/8A Nguyễn An Ninh, KP Nhị Đồng 2, Thành Phố Dĩ An, Bình Dương, Việt Nam.