Bắt nguồn từ vùng đất mặt trời mọc Nhật Bản, sốt mặn từ đậu nành đã trở thành một phần văn hóa ẩm thực từ đất nước này. Nhờ hương vị lên men đặc trưng, mùi thơm dịu và đậm đà, sản phẩm khi gia nhập vào thị trường Việt Nam cũng nhận được đông đảo sự ủng hộ của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, qua bao thập kỷ, sản phẩm tại thị trường Việt Nam đã được điều chỉnh cân bằng vị để phù hợp với từng địa phương. Cũng từ đậu nành, nhưng mỗi công thức chế biến sốt mặn ở các thương hiệu đều mang hương vị khác nhau. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những kiến thức về quy trình gia công, các chủng loại và mẫu mã sản phẩm.
Bài viết liên quan:
Sốt mặn từ đậu nành đa dạng về chủng loại và hương vị tại thị trường Việt Nam
1. Tổng quan về nước sốt mặn đậu nành
Sốt mặn đậu nành là một loại sốt phổ biến trong ẩm thực Nhật Bản. Người dân bản địa thường sử dụng thay cho muối để đậm đà hương vị cho các món ăn truyền thống. Để sản xuất ra loại sốt mặn này, thành phần chủ yếu là từ lúa mì và đậu nành.
Không quá cầu kỳ về nguyên liệu, sốt mặn đậu nành chủ yếu chứa hai thành phần chính là lúa mì và đậu nành. Để chế biến sốt mặn thơm ngon, hạt đậu nành ban đầu đã được sàng lọc kỹ lưỡng, đảm bảo chất lượng cao, kích cỡ đều nhau và không bị nấm mốc hay sâu bệnh.
Các hạt đậu nành đạt chuẩn sẽ được cho vào nồi gia nhiệt để nấu chín, rồi được để nguội trong phòng kín. Cùng lúc đó, lúa mì (một số công thức khác dùng gạo thay thế) được rang chín và cho vào máy xay để tạo thành bột mịn để dễ hòa quyện với các thành phần khác.
Sau đó, đơn vị gia công sốt mặn sẽ trộn lẫn một hỗn hợp gồm nước, nước muối cô đặc, nấm mốc gạo koji và men. Sau khi dung dịch đã được chế biến hoàn chỉnh thì để hỗn hợp đậu nành và bột lúa mì ủ trong vòng 3-6 tuần.
Hỗn hợp này người Nhật gọi là noromi. Để gia tăng hương vị, các xưởng gia công sẽ ủ noromi trong một thùng gỗ sồi. Mỗi tuần 3 lần đều sẽ sử dụng thiết bị trộn đều hỗn hợp để không khí tiếp xúc giúp men phát triển nhanh chóng và tốt hơn.
Sau khi quá trình lên men kết thúc, hỗn hợp sẽ được cho vào máy lọc để lược bỏ cặn và thu được nước sốt mặn từ đậu nành có màu nâu đặc trưng. Bước cuối cùng để chế biến sốt mặn là công đoạn chiết rót vào chai thủy tinh hoặc nhựa tùy theo yêu cầu và tiến hành đóng nắp, dán nhãn mác, hoàn thiện sản phẩm.
Hiện nay, trên thị trường Nhật Bản có ba loại sốt mặn đậu nành đó là Tamarin, Koi-kuchi và Usu-kuchi. Tamarin là loại sốt chứa tỷ lệ đậu nành cao cùng một nồng độ muối tối thiểu. Trong khi đó, Koi-kuchi lại là phiên bản đậm đặc, có màu tối nhất trong ba loại với độ mặn cao, vị men mạnh. Đây cũng là công thức được ưa chuộng hàng đầu tại Nhật Bản. Trái lại, sốt Usu-kuchi có màu sáng hơn và mang hương vị nhạt, thanh lành.
Sốt mặn đậu nành có ba loại khác nhau mang hương vị và màu sắc không lẫn lộn
2. Các loại nước sốt đậu nành phổ biến trên thị trường
Trong thị trường quốc tế hiện nay, hai sản phẩm sốt mặn từ đậu nành thông dụng nhất là nước sốt Kikkoman từ Hà Lan và sốt Heinz từ Mỹ. Đây cũng chính là hai cái tên nổi bật được người tiêu dùng Việt Nam đón nhận nhiệt liệt.
Giữ vị trí dẫn đầu trong nhiều năm liền, Kikkoman là sản phẩm có công thức hơn 300 năm tuổi. Loại nước sốt này nổi tiếng chỉ chứa các thành phần tự nhiên, không có phụ gia thực phẩm và chất tạo màu nhân tạo. Sốt mặn Kikkoman khá linh hoạt, phù hợp với hầu hết mọi món ăn.
Trong khi đó, sốt đậu Heinz được sản xuất trên dây chuyền hiện đại với công nghệ tiên tiến cùng công thức nguyên bản. Sản phẩm cũng được gia công sốt mặn bằng các nguyên liệu tự nhiên và an toàn sức khỏe. Tuy nhiên công thức này sử dụng một lượng nhỏ màu thực phẩm, cụ thể là caramel làm chất phụ gia duy nhất. Thành tố này góp phần làm dậy độ đậm đà và thơm ngon ở hậu vị.
Nước sốt Heinz mang hương vị đậm đà, màu nâu đẹp mắt
3. Cách lựa chọn đơn vị gia công sốt mặn đậu nành
Theo một bài nghiên cứu của Food, Science và Nutrition, cảm quan về mỗi sản phẩm sốt mặn đậu nành chính là yếu tố chính yếu quyết định sự lựa chọn của người tiêu dùng. Chẳng hạn, nước sốt đậm màu, có mùi thơm, nhiều tầng hậu vị thường được ưa chuộng hơn các loại sản phẩm vón cục.
Đồng thời, nước sốt được chế biến bằng đậu rang bằng lò hay đậu luộc được bình chọn cao hơn các sản phẩm được ép đùn và không chế biến bằng phương pháp ủ truyền thống. Hơn thế nữa, để dễ tiếp cận người tiêu dùng hơn, sự đa dạng hóa chủng loại sản phẩm cũng cần được chú trọng. Mỗi loại nước sốt đậu nành cần có nhiều hương vị khác nhau, nhưng không làm phai nhạt màu nâu và mùi vị thanh mát của đậu nành.
Do đó để thành công với dòng thực phẩm này, doanh nghiệp gia công sốt mặn cần nghiên cứu R&D kỹ lưỡng cũng như kiểm soát nguồn nguyên liệu đậu vào và thành phẩm cuối cùng chất lượng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần lựa chọn một đơn vị gia công có nhà máy sản xuất hiện đại, an toàn vệ sinh thực phẩm là ưu tiên hàng đầu.
Nghiên cứu R&D công thức và kiểm soát chất lượng mọi công đoạn là những yếu tố tạo nên một sản phẩm nước sốt thành công
Sốt mặn từ đậu nành hiện nay vẫn là một sản phẩm được đón nhận tại thị trường Việt Nam. Vì đây được xem là gia vị cần thiết cho các món xào cũng như là nước sốt không thể thiếu trong mâm cơm Việt. Chính vì vậy, trong thị trường cạnh tranh khốc liệt, sản phẩm cần có màu sắc riêng biệt để gia tăng sức cạnh tranh cho thương hiệu. Liên hệ với Win R&D để chế biến sốt mặn độc đáo, phát triển thành công trên thị trường.
-----------
CÔNG TY CỔ PHẦN NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT WIN R&D
WIN R&D là đơn vị cung cấp các sản phẩm dịch vụ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất gia công chất lượng cho doanh nghiệp.
Thương hiệu sở hữu đội ngũ nghiên cứu và quản lý sản xuất tài năng với gần 20 năm kinh nghiệm trong các nhà máy thực phẩm, thức uống tại thị trường Việt Nam, xuất khẩu.
Chọn WIN R&D - Chọn để thắng
Website: https://win-rd.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/winrdvn
Địa chỉ email: admin@win-rd.com
Điện thoại liên lạc: 0906 788 168
HQ: L17-11, Tầng 17, Toà nhà Vincom Center Số 172 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
WIN R&D CENTER: 36/8A Nguyễn An Ninh, KP Nhị Đồng 2, Thành Phố Dĩ An, Bình Dương, Việt Nam.